Những lưu ý với người mắc và chăm sóc bệnh nhân cảm cúm

Người kiểm duyệt: admin

Rate this post
Đã kiểm duyệt

Rate this post

Với những bệnh nhân cảm cúm thì cần phải hết sức để ý đến chế độ sinh hoạt cũng như những món ăn, thuốc uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Không những thế mà cả những người chăm sóc cũng cần có những vấn đề nhất định cần quan tâm.

Vậy cụ thể đó là những vấn đề gì? Người mắc bệnh và người chăm sóc cần phải lưu ý gì? Hãy để Lavender nói cụ thể cho bạn biết nhé.

Những lưu ý với người mắc và chăm sóc bệnh nhân cảm cúm

Thường thì bệnh nhân cảm cúm sẽ có triệu chứng ho, sốt khá khó chịu trong mấy ngày đầu nhưng sau khoảng 7 ngày các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm, nhưng nếu như vẫn sốt cao thì cần phải đến ngay những cơ sở chữa bệnh để được tư vấn và sử dụng thuốc đúng cách. Còn với những người đang mắc bệnh và cả những người chăm sóc nữa thì cần phải để ý đến khá nhiều vấn đề khác nhau, về cơ bản đó chính là:

Với người mắc bệnh cảm cúm

 Cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng, đặc biệt đối với những người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm cúm như người già, trẻ em, người có sức khỏe không ổn định.

– Người bệnh cảm cúm nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn chất dịch, tránh nguy cơ lây bệnh cảm cúm cho người khác.

>>> Xem thêm: Báo giá chụp ảnh cho bé

Với những người đang chăm sóc bệnh nhân cảm cúm

– Đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng… ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt…

– Uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

– Đồ dùng của người cảm cúm nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.

– Không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.

– Khăn giấy của bệnh nhân đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.

– Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, sốt thì cần thăm khám và điều trị ngay.

Hiện tại có khá nhiều cách khác nhau để phòng chống bệnh cảm cúm, và những người bệnh nhân cảm cúm cũng cần giữ cho mình chế độ sinh hoạt và ăn uống sao cho phù hợp nhất. Hãy hạn chế ra đường và ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh. Với nội dung trên đây về bệnh nhân cảm cúm hy vọng đã giúp cho bạn có được kiến thức cần thiết để bảo sức khỏe cho bản thân và người thân của mình nhé.

>>> Chăm bé 1 tháng tuổi như thế nào cho khoẻ mạnh

.
.
.
.